Trang chủ » Tin tức » Lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm huyết học- đông máu

Lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm huyết học- đông máu

I. NGUYÊN TẮC

– Đối chiếu người bệnh (mẫu máu): Lượng mẫu đủ, đúng chỉ định chuyên môn, phiếu xét nghiệm đủ thông tin.

– Bảo đảm an toàn khi thực hiện kỹ thuật

II. CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân làm xét nghiệm Huyết học – Truyền máu: Tổng phân tích máu, đông máu cơ bản, HIV, HBsAg, HCV.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Người trực tại phòng nhận mẫu.

2. Người bệnh

Lấy máu lúc đói, càng xa bữa ăn càng tốt. Trong cấp cứu thì lấy bất kỳ lúc nào.

3. Phương tiện, hóa chất

– Cồn 70°, bông tiêm.

– Bơm tiêm loại 5ml

– Dây garo, găng tay, gối kê tay

– Pank, lam kính, bút dạ kính.

– Tube chứa mẫu máu

– Bình màu vàng chứa vật sắc nhọn

– 2 thùng rác:

+ 1 thùng bên trong có túi nylon màu vàng chứa rác y tế .

+ 1 thùng bên trong có túi nylon màu trắng chứa rác tái chế.

Chú ý:

+ Tất cả các dụng cụ trên phải sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

+ Phải để trong thùng có nắp đậy để tránh bụi.

+ Phải để những nơi dễ thấy, dễ tìm để thuận tiện cho các thao tác kỹ thuật.

4. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, năm sinh, giường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

– Bước 1: Kỹ thuật viên tiếp xúc, thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.

– Bước 2: Kiểm tra đối chiếu với y lệnh.

– Bước 3: Để người bệnh ở tư thế thích hợp.

– Bước 4: Ghi tên, năm sinh, số giường, khoa, phòng của người bệnh vào ống nghiệm.

– Bước 5: Rửa tay sau đó mang găng.

– Bước 6: Chọn vị trí lấy máu thích hợp, buộc dây garo trên chỗ lấy máu từ 3-5 cm.

– Bước 7: Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn 70°, đợi khô.

– Bước 8: Chọc kim qua da vào tĩnh mạch, kéo nhẹ pít tông cho máu tự chảy vào xilanh cho đến khi đủ số lượng máu làm xét nghiệm.

– Bước 9: Tháo dây garo, đặt bông vô khuẩn lên trên vị trí chọc kim để cầm máu, rút kim nhanh.

– Bước 10: Tháo kim ra khỏi bơm tiêm, bơm máu từ từ vào thành ống nghiệm để tránh vỡ hồng cầu (nếu lấy máu có chất chống đông thì lắc trộn nhẹ nhàng trong 30 giây để máu khỏi bị đông).

– Băng vết chích máu bằng băng cá nhân, hẹn người bệnh thời gian trả kết quả.

– Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

– Tuyp máu không bị đông, số lượng máu đủ.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

– Máu bị đông, vỡ hồng cầu do thao tác kỹ thuật chưa chính xác.

– Người bệnh có thể bị choáng, mệt do sợ hãi quá mức cần được nghỉ ngơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA