I. CHẨN ĐOÁN
– Người bệnh mất tri giác, mất hết các phản xạ
– Ngừng hô hấp: không có nhịp thở, tím tái
– Ngừng tuần hoàn:
+ Mất mạch cảnh, mạch bẹn
+ Không nghe được tiếng tim
+ ECG: vô tâm thu.
II. XỬ TRÍ
1. Gọi to báo động cấp cứu
– Hình thành kíp cấp cứu gồm từ 3 – 5 người: kíp trưởng chỉ huy chung, 1 người bóp bóng, 1 người nhấn tim, 1 người lập đường truyền tĩnh mạch và lấy thuốc cấp cứu, 1 người chuẩn bị máy monitoring, lắp điện cực, kiểm tra mạch, huyết áp, chuẩn bị máy sốc điện.
2. Thông khí đường thở
– Đặt người bệnh nằm ngửa, lót gối dưới vai cho đường thở thẳng (tránh tụt lưỡi)
– Lấy hết dị vật, răng giả trong miệng
– Đặt nội khí quản.
3. Hỗ trợ hô hấp
– Bóp bóng qua mask hoặc qua nội khí quản
– Nối với máy giúp thở (nếu có).
4. Nhấn tim ngoài lồng ngực
– Nhấn tim theo tỷ lệ 30:2 (30 cái nhấn tim, 2 lần bóp bóng hoặc hà hơi thổi ngạt), hoặc nhấn tim liên tục.
– Nhấn tim phải có: độ sâu ≥ 5 cm và tần số ≥ 100 lần/phút.
5. Thuốc
– Lập đường truyền tĩnh mạch và giữ đường truyền tĩnh mạch bằng dung dịch NaCl 90/00.
Thuốc | Liều tiêm TM | Liều tối đa | Liều qua NKQ | Chỉ định chính |
Adrenalin (ống 1mg/ml) | 1mg/3-5 phút/lần | 2-2,5mg | Các loại ngừng tuần hoàn | |
Amiodaron (ống 150mg/3ml) | 300mg; 150mg sau 10-15 phút | Rung thất trơ | ||
Atropine (ống 0.25 mg/ml) | 1mg/3-5 phút/lần | 3mg | 3mg | Nhịp chậm, vô tâm thu |
Magnesium sulfate (ống 1,5g/10ml) | 1-2g | Xoắn đỉnh | ||
Lidocain (ống 200mg/10 ml) | 1-1,5mg/kg | 3mg/kg | 2-4mg/kg | Rung thất |
6. Sốc điện
Khi có rung thất sóng lớn hoặc nhịp nhanh thất, mức năng lượng 200J, 270J.
7. Đánh giá hồi sức ngừng hô hấp tuần hoàn có hiệu quả
Tim đập lại kéo dài > 20 phút, có nhịp thở tự nhiên, đồng tử co nhỏ lại và có phản xạ ánh sáng.