- CHẨN ĐOÁN
- Xác định cơn hen phế quản nặng
– Khó thở liên tục ngay cả khi nghỉ, nói và ho khó khăn, kích thích hoảng sợ
– Thở nhanh, tần số thở > 30 lần/phút, co kéo cơ hô hấp và hỏm ức, có thể có tím, vã mồ hôi.
– Mạch nghịch đảo, tần số tim > 120ck/phút, SpO2 < 90% (khi không thở oxy).
- Xác định cơn hen phế quản nguy kịch
– Thở rất chậm < 8 lần/phút hoặc thở ngáp cá, ngừng thở
– Rối loạn ý thức
– Nhịp tim chậm và/hoặc tụt huyết áp.
– Phổi im lặng.
- CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
– Cơn hen tim: xuất hiện trên người bệnh có bệnh tim mạch
– Tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp trên, khó thở thanh quản, dị vật đường thở…
– COPD, viêm tiểu phế quản, giãn phế quản…
III. XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG
- Cho người bệnh nằm cao (tư thế Fowler), thở oxy 4 – 6 lít/phút.
- Thuốc giãn phế quản
– Salbutamol (Ventolin) xịt họng 2 – 4 nhát
– Salbutamol khí dung 5mg/lần, 3 lần liên tiếp trong 20 phút, sau đó có thể khí dung liên tục 10 – 15mg/giờ nếu chưa được cải thiện, có thể phối hợp Pulmicort (ống 0,5mg/2ml) 0,5 – 1mg, trong 20 phút, 3 lần liên tiếp, sau đó có thể nhắc lại mỗi 4-6 giờ
– Salbutamol (ống tiêm 0,5mg/ml) 1 ống tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, cần thiết trong những trường hợp không đáp ứng nhanh chóng với khí dung
– Adrenalin (ống tiêm 1mg/ml) chỉ dùng khi thực sự cần thiết và hết sức quan trọng
+ Có thể dùng tiêm dưới da liều 0,3mg/lần khi không có sẵn các thuốc khác, lặp lại sau 5-10 phút nếu chưa cải thiện
Dùng truyền tĩnh mạch trong những cơn hen phế quản rất nặng mà các thuốc giãn phế quản khác không hiệu quả, nhất là khi có trụy mạch, liều khởi đầu 0,1 µg/kg/phút, tăng dần và duy trì đến khi đạt hiệu quả.
- Xanthin và các thuốc giãn PQ khác
Chỉ cân nhắc dùng khi các biện pháp trên không đủ hiệu quả giãn phế quản do độc tính cao hoặc chưa đủ bằng chứng.
– Aminophyllin (ống tiêm 240mg/5ml) đường tĩnh mạch: liều tấn công 5mg/kg trong 100 – 200ml dung dịch Glucose 5% (hoặc Nacl 0,9%) truyền tĩnh mạch trong 20 phút, sau đó dùng liều duy trì 0,5-1mg/kg/giờ tiếp tục truyền dịch, nếu có dùng Aminophyllin trước đó hoặc suy gan, suy thận thì giảm 1/2 liều.
- Magnesium sulfate (ống 500mg/ml; 10ml) 2g truyền tĩnh mạch chậm trong 20 phút.
- Glucocorticoid
Có tác dụng rất rõ ràng và không thể thiếu trong điều trị cơn hen phế quản nặng, liều dùng Methylprednisolon 40 – 80mg/6 giờ, tiêm tĩnh mạch trong ít nhất 3 ngày sau đó chuyển sang đường uống và giảm dần liều.
- Các biện pháp khác
– Bù dịch theo nhu cầu cơ bản là cần thiết nhằm tránh nguy cơ thiếu dịch gây khô và tắc đàm, đặc biệt bù kali rất quan trọng vì thuốc giãn phế quản có thể gây hạ kali máu nặng, đe dọa tính mạng
– Kháng sinh được chỉ định khi có các dấu hiệu nhiễm khuẩn (sốt, đàm đục)
– Các thuốc tan đàm, kháng histamine không có tác dụng trong hen phế quản nặng
– Không dùng thuốc an thần nếu chưa có chỉ định thở máy.
- Thông khí cơ học
7.1. Mục tiêu: Bảo đảm oxy máu thỏa đáng, tránh tình trạng kiệt sức cơ hô hấp trong khi chờ đợi các thuốc giãn phế quản và Corticoid cắt được cơn hen.
7.2. Thông khí cơ học không xâm nhập
– Chỉ định: Cơn hen phế quản nặng đã được điều trị bằng thuốc nhưng tình trạng không cải thiện
– Biện pháp: thông khí không xâm nhập qua mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi miệng, phương thức CPAP hay BiPAP.
7.3. Thông khí cơ học xâm nhập (đặt nội khí quản, thở máy)
– Chỉ định:
+ Cơn hen phế quản nặng đã được thông khí cơ học không xâm nhập thất bại
+ Cơn hen phế quản nguy kịch.
+ Rối loạn tri giác, ngừng hô hấp tuần hoàn
- XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN NGUY KỊCH
- Đặt nội khí quản ngay, bóp bóng Ambu + oxy 10 lít/phút.
- Truyền Natribicacbonate 1,4% tĩnh mạch, Aminophyllin, Salbutamol, Adrenalin, Glucocorticoid như thể nặng.
- Nếu cho người bệnh thở máy: người bệnh chống máy thở cho thêm an thần Hypnovel, nếu không đỡ thì dùng halothane, phối hợp truyền dịch, kháng sinh như thể nặng.