Sỏi đường mật (ống mật) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và là vấn đề phức tạp trong chẩn đoán và điều trị. Đặc điểm quá trình điều trị tán sỏi thường dễ sót sỏi và tái phát hoặc hẹp đường mật kèm theo dễ biến chứng… nên quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Song dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Nguyên Khôi, giảng viên Bộ môn Ngoại khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch/TPHCM; E kíp gồm Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đạm, Chủ nhiệm khoa Ngoại chung, Bệnh viện Quân y 4 là người trực tiếp triển khai và thực hiện thành công kỹ thuật nội soi tán sỏi đường mật qua đường hầm Kehr cho bệnh nhân.
Hình ảnh sỏi ống mật chủ
Sỏi đường mật (ống mật) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và là vấn đề phức tạp trong chẩn đoán và điều trị. Đặc điểm quá trình điều trị tán sỏi thường dễ sót sỏi và tái phát hoặc hẹp đường mật kèm theo dễ biến chứng… nên quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Song dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Nguyên Khôi, giảng viên Bộ môn Ngoại khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch/TPHCM; E kíp gồm Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đạm, Chủ nhiệm khoa Ngoại chung, Bệnh viện Quân y 4 là người trực tiếp triển khai và thực hiện thành công kỹ thuật nội soi tán sỏi đường mật qua đường hầm Kehr cho bệnh nhân.
Bệnh nhân là bà T (sinh 1970, ngụ TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) vào viện trong tình trạng sỏi túi mật và nhiều sỏi ống mật chủ, dù đã được phẫu thuật nội soi cắt túi mật, mở ống mật chủ lấy sỏi trước đây nhưng không hết. Bác sĩ chỉ định chụp đường mật phát hiện còn sót 1 viên sỏi lưu ở ống mật chủ, kích thước đường kính khoảng 01 cm và có nguy cơ gây tắc mật, đau hạ sườn phải, sốt, vàng da. Bệnh nhân được chỉ định đặt ống dẫn lưu Kehr (ống dẫn lưu đường mật). Sau 3 tuần, ống dẫn lưu Kehr sẽ kích thích các mô xung quanh tạo thành đường hầm để tiến hành nội soi tán sỏi cho bệnh nhân.
E kíp thực hiện tán sỏi ống mật cho bệnh nhân T
Bệnh nhân T nhập viện ngày 25/01/2024, được chỉ định vô cảm tiền mê, tê tại chỗ, quá trình tán sỏi đường mật do Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đạm cùng e kíp tiến hành diễn ra trong khoảng 30 phút và thành công tốt đẹp. Sau nội soi tán sỏi đường mật qua đường hầm Kehr, bệnh nhân đã tiến triển tốt, không còn sót sỏi, dịch mật chảy qua chân dẫn lưu ít dần, bệnh nhân không đau, không sốt, không vàng da, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân T ổn định và được chỉ định xuất viện sau 5 ngày phẫu thuật.
BS Nguyễn Ngọc Đạm (chính giữa), người thực hiện thành công ca phẫu thuật
Kỹ thuật nội soi tán sỏi đường mật qua đường hầm Kehr đã giúp quan sát sỏi được tốt hơn; dù số lượng sỏi nhiều hay ít, lớn hay nhỏ đều được lấy hết, tránh được tình trạng bỏ sót sỏi phải mổ đi mổ lại nhiều lần. Đồng thời ưu điểm của phương pháp này là thời gian nằm viện ngắn, ít đau hơn so với phương pháp mổ truyền thống trước đây.
Thành công của kỹ thuật nội soi tán sỏi đường mật qua đường hầm Kehr tại Bệnh viện Quân y 4, Quân đoàn 4 sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho người dân ở tỉnh Bình Dương nói chung, thành phố Thuận An, Dĩ An và các khu vực lân cận nói riêng, được tiếp cận và tận hưởng các dịch vụ y tế tiên tiến, kỹ thuật cao trong vùng và khu vực./.
BAN CHÍNH TRỊ, BỆNH VIỆN QUÂN Y4