1.Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính có đường trong máu tăng cao do cơ thể thiếu Insulin hoặc đề kháng với Insulin.
2.Insulin là gì?
Insulin là 1 hoocmon của tuyến tụy, được tuyến tụy tiết ra giúp cho đường (Glucose) trong máu vào bên trong tế bào cơ thể ¨ làm giảm đường trong máu.
3.Đái tháo đường típ 1:
Do tuyến tụy không sản xuất được Insulin nên đường (Glucose) không vào được bên trong tế bào ¨ đường trong máu tăng cao (≥ 7 mmol/L) ¨ được gọi là đái tháo đường típ 1. Bệnh nhân đái tháo đường típ 1 không dùng được thuốc uống mà cần phải tiêm Insulin suốt đời.
4.Đái tháo đường típ 2
Tuyến tụy vẫn sản xuất được Insulin nhưng tế bào đề kháng với Insulin ¨ đường (Glucose) trong máu vào bên trong tế bào được ít ¨ đường (Glucose) trong máu tăng ¨ được gọi là đái tháo đường típ 2. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được điều trị bằng thuốc uống, khi thuốc uống không đạt hiệu quả sẽ được điều trị kết hợp với Insulin (Tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch).
5.Đái tháo đường típ 1 còn được gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin. Đái tháo đường típ 2 được gọi là đái tháo đường không phụ thuộc Insulin.
6.Đường máu tăng cao gây hậu quả gì?
– Tổn thương mắt: Gây bệnh võng mạc mắt, tăng nhãn áp…có thể dẫn đến mù.
– Tổn thương mạch máu não: Đột quỵ ¨ có thể gây tử vong.
– Tổn thương thận: Nước tiểu có Protein (Micro Albumin > 25mg/L) ¨ suy thận.
– Tổn thương tim, mạch máu: Gây thiếu máu cơ tim, suy tim, nhồi máu cơ tim và đột tử.
– Tổn thương thần kinh ngoại biên: Tê tay chân, tắc mạch, loét, hoại tử và cắt cụt chi, đặc biệt là chi dưới.
7.Theo dõi bệnh đái tháo đường như thế nào?
Một số xét nghiệm cần làm trong quá trình điều trị đái tháo đường:
Xét nghiệm | Ý nghĩa |
1. Đường máu (Glucose) | Mỗi tháng xét nghiệm 1 lần, phản ánh mức đường máu tại thời điểm đo. |
2. HbA1C (Đường gắn trên hồng cầu) | Ba tháng xét nghiệm 1 lần, phản ánh mức đường máu trung bình trong vòng 2-3 tháng gần thời điểm đo. |
3. Xét nghiệm chức năng thận (Urê, Creatinin, Albumin) | Theo dõi biến chứng thận của bệnh đái tháo đường. |
4. Xét nghiệm mỡ máu (Cholesterol, HDL, LDL, Triglycerid) | Đánh giá mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường. |
5. Xét nghiệm Micro Albumin niệu | Micro Albumin niệu là đạm vi thể trong nước tiểu, đánh giá mức độ tổn thương thận. |
6. Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT, GGT | Theo dõi tác dụng phụ của thuốc |
7. Điện tim, X.quang phổi, siêu âm bụng… | Tầm soát biến chứng tim mạch và các bệnh khác kèm theo |
8.Các mục tiêu cần đạt khi điều trị bệnh đái tháo đường theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA).
Chỉ số XN | Mục tiêu | Ghi chú |
Đường máu lúc đói | 4 – 7,2 mmol/L | – Đường máu lúc đói là đường máu được đo sau ăn ít nhất 8 giờ. – Phản ánh mức đường huyết tại thời điểm đo. |
HbA1C | < 7% ≈ 8.5 mmol/L | – Phản ánh mức đường máu trung bình trong vòng 2-3 tháng gần thời điểm đo. – Căn cứ HbA1C để đánh giá kết quả điều trị đái tháo đường. |
Huyết áp | < 140/90 mmHg | |
LDL – Cholesterol | < 2,6 mmol/L |