I. CHẨN ĐOÁN
- Lâm sàng
– Nôn ra máu, đi cầu phân đen…
– Da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, chóng mặt, choáng…
– Mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc kẹp
– Tiền sử: xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc chống viêm, chống đông, xơ gan…
- Cận lâm sàng
– Xét nghiệm máu: Hồng cầu giảm, Hb giảm, HCT giảm, rối loạn đông máu…
– Nội soi thực quản, dạ dày tá tràng: phát hiện vị trí chảy máu.
- Đánh giá mức độ xuất huyết tiêu hóa (Chỉ có giá trị tham khảo vì còn phụ thuộc yếu tố cơ địa, điều trị trước đó…)
Mức độ nhẹ | Mức độ vừa | Mức độ nặng | |
Lượng mất máu (ml) | < 500 | 500 – 1000 | > 1000 |
Mạch (chu kỳ/phút) | < 100 | 100 – 120 ck/phút | > 120 ck/phút |
Huyết áp | Bình thường | Hạ áp tư thế | Hạ huyết áp |
Hồng cầu | > 3tr/mm3 | 2tr/mm3 – 3tr/mm3 | < 2tr/mm3 |
Hct | > 30% | 20% – 30% | < 20% |
II. ĐIỀU TRỊ
A. Xử trí Xuất huyết tiêu hóa
- Nguyên tắc:
– Mất bao nhiêu truyền bấy nhiêu, truyền cho tới khi mạch quay rõ, huyết áp tối đa 100 – 110 mmHg
– Để người bệnh nằm yên, đầu thấp, chân cao, cho thở oxy 2 – 4 lít/phút, thăm khám và đánh giá mức độ xuất huyết tiêu hóa
– Thành lập đường truyền tĩnh mạch, làm các xét nghiệm căn bản (TPT tế bào máu, nhóm máu, SGOT, SGPT…)
– Xử trí nguyên nhân chảy máu
– Nội soi dạ dày – tá tràng cấp cứu để chẩn đoán nguyên nhân, vị trí, mức độ và có thể thực hiện các kỹ thuật điều trị cầm máu.
- Xử trí:
2.1. Xử trí xuất huyết tiêu hóa mức độ trung bình:
– Trả lại khối lượng tuần hoàn đã mất bằng dung dịch đẳng trương, ưu tiên dd mặn, có thể dùng Ringerlactate.
. Không được dùng các dung dịch ưu trương, không dùng các thuốc vận mạch.
2.2. Xử trí xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng:
– Truyền dung dịch đẳng trương (2/3), truyền máu (1/3). Truyền đến khi mạch, huyết áp ổn định (HA ≥ 90 mmHg), hết thiếu oxy não, Hct > 20%, Hồng cầu > 2 triệu.
– Nếu người bệnh còn chảy máu, tiếp tục truyền dịch, nước sẽ ra gian bào à phù ứ nước. Lúc đó không dùng dd đẳng trương nữa mà phải dùng dd cao phân tử kéo nước vào: Huyết tương, Albumine, Dextrane, Gelatine
* Chú ý: Chỉ định nội soi dạ dày tá tràng khi tình trạng huyết động ổn định, nội soi trong vòng 12 giờ đầu; Trường hợp huyết áp giảm sau truyền máu, ói máu tươi, đi cầu phân đen nhiều phải nội soi cấp cứu.
B. Điều trị theo nguyên nhân
Loét dạ dày tá tràng
1. Điều trị chung như trên
2. Cho ức chế bơm proton:
– Omeprazole 40mg/ống x 2 ống tĩnh mạch chậm, sau đó truyền tĩnh mạch 8mg/giờ trong 48 – 72 giờ. Sau đó 12 giờ nhắc lại 40mg đến ngưng chảy máu à chuyển sang dạng uống hoặc
– Pantoprazole 40mg 1 ống x 2 lần tĩnh mạch chậm.
3. Nội soi, chích xơ cầm máu qua nội soi
4. Điều trị Helicobacter Pylori bằng kháng sinh vào ngày thứ ba (đã ổn định): Thời gian điều trị trong 7 – 14 ngày
Claritromycin 500mg 1v x 2/ngày | Amoxycillin 500mg 2v x 2/ngày | Omeprazole 20mg 1v x 2/ngày, hoặc Rapeprazole 30mg 1v x 2/ngày, hoặc Pantoprazole 20mg 1v x 2/ngày |
5. Theo dõi
– Mạch, HA, mỗi giờ tùy trường hợp người bệnh
– Theo dõi lượng nước tiểu mỗi 4 giờ/48 giờ
– Tổng phân tích tế bào máu, 1/2 giờ sau truyền máu. Sau đó 2 lần ngày (sáng chiều) trong 3 ngày tiếp theo.
– Theo dõi tính chất phân: Màu sắc, số lượng
6. Chế độ ăn: Ăn vào ngày thứ 3 nếu không có xuất huyết tái phát.